Cà gai leo: công dụng và cách sử dụng như thế nào?
.Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò. Có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng cây cà gai leo thông qua bài viết dưới đây.
1. Cây cà gai leo là gì?
Cà gai leo thuộc loài cây leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 60 – 100 cm. Lá cây cà gai leo có màu xanh, mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài. Dưới gốc lá hình lưỡi rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng. Nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4-9 và kết quả vào tháng 9-12.
Cây cà gai leo cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính của quả dao động từ 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng.
Cách phân loại cà gai leo cũng hết sức phong phú:
- Dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo mà người ta chia làm hai loại. Cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím.
- Dựa theo vùng miền người ta chia cà gai leo làm hai loại. Cà gai leo miền Trung, cà gai leo miền Bắc và miền Nam.
- Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi.
2. Công dụng và cách dùng cà gai leo
Như đã nói ở phần trên, cây cà gai leo có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Bộ phận thường được sử dụng để chữa bệnh nhất là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô để sắc uống hoặc cũng có thể dùng khi tươi.
Thành phần hóa học chính của cây cà gai leo ở rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid, ở dây có alcaloid. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh. Có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ngày dùng 16 – 20 g dưới dạng thuốc sắc.

Đông y cho rằng cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc. Có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
Các bài thuốc thường được sử dụng từ cà gai leo bao gồm:
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
- Chữa chứng ho gà, suyễn: Cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Sắc ngày 1 thang chia 3.
- Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn
- Làm giải rượu: Theo kinh nghiệm, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml.
- Chữa ho do viêm họng: Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…)
Ngày dùng 40 gam hãm nước sôi hoặc sắc uống.
3. Có thể kết hợp với mật nhân và cây xạ đen với liều lượng:
- Cà gai leo: 30 gam
- Cây mật nhân: 10 gam
- Cây xạ đen: 30 gam
Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc hoặc hãm với 1,5 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa và duy trì thời gian sôi nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút. Chắt nước uống trong ngày (Nên uống nóng vị sẽ thơm ngon hơn).
4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc cà gai leo để trị bệnh gan:
- Nguồn gốc thuốc cần được kiểm tra kĩ.
- Nhầm lẫn giữa các giống với nhau. Như họ cà, có thể nhầm lẫn cà gai leo với cà tàu, cà độc dược
Nếu thuốc không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cho việc sử dụng cà gai leo. Không những không cho hiệu quả mà còn có thể gây ngộ độc, gây gánh nặng cho gan. Khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn, cần được tư vấn dùng thuốc bởi thầy thuốc có chuyên môn.
Trong những loại dược liệu quý, có lợi ích trong việc chăm sóc và bảo vệ gan. Cà gai leo được xếp vào nhóm dược liệu hàng đầu. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cà gai leo để chữa bệnh gan. Không chỉ có vậy, cà gai leo còn được dùng để thanh lọc, giải độc cơ thể. Thông thường, người ta thường sử dụng rễ và thân loại cây này phơi khô. Sau đó sắc nước uống trong những trường hợp vàng da, chướng bụng, mệt mỏi, say rượu…
Trả lời